Mang thai là một giai đoạn quan trọng và có ý nghĩa đối với mỗi người phụ nữ. Để quá trình mang thai có thể diễn ra suôn sẻ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển đầy đủ của bé thì các bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Vậy bạn đã biết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

1. Chuẩn bị sức khỏe
Nội Dung Bài Viết
- 1. Chuẩn bị sức khỏe
- 2. Chế độ ăn uống
- 3. Kiểm tra sức khỏe tổng quát
- 4. Liệt kê chi tiết tình trạng sức khỏe
- 5. Tư vấn về gen di truyền
- 6. Khám sức khỏe tiền thai sản
- 7. Lên kế hoạch tài chính cho một “gia đình”
- 8. Sắp xếp công việc cho việc mang thai và nuôi con nhỏ
- 9. Tạo dựng mối quan hệ
- 10. Bảo hiểm y tế đã đủ chưa?
Mặc dù bạn không cần phải có một sức khỏe mạnh mẽ như các vận động viên thể thao đi thi đấu thì mới có thể mang thai được nhưng việc chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe và tinh thần cho việc mang thai là rất quan trọng.
Việc đầu tiên cần làm khi có kế hoạch sinh con đó chính là xem lại lối sống của mình như thế nào? Liệu bạn đang có tuân thủ một chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học chưa? Có thường xuyên luyện tập thể dục thể thao không? Bạn có đang hút thuốc, uống rượu, cafe hay thường xuyên sử dụng thuốc, thảo dược hoặc các chất gây nghiện nào không?
Không chỉ có phụ nữ mới cần chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai mà ngay cả đàn ông cũng phải làm vậy bởi người đàn ông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thụ tinh. Bởi vậy, trước khi mang thai, cả hai người đều cần chuẩn bị sức khỏe để sẵn sàng chào đón sự xuất hiện của một sinh mệnh mới.
Trong thời gian thụ tinh và mang thai các bạn cũng nên thường xuyên tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng. Điều này rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé cũng như giúp ích rất nhiều cho quá trình sinh nở.
2. Chế độ ăn uống
Xây dựng chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Hãy luôn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống lành mạnh và từ bỏ những thực phẩm gây hại như đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá và các chất gây nghiện.
Trước thời gian mang thai 3 tháng, các chị em nên ăn nhiều thực phẩm chứa acid folic để ngăn ngừa dị tật về ống thần kinh cho trẻ. Chế độ ăn này nên duy trì đến tháng thứ 3 khi mang thai.
Đối với phái mạnh thì cần khoảng 75 ngày cho tinh trùng phát triển. Do đó các quý ông hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình nhé! Hãy thường xuyên bổ sung các thực phẩm có chứa kẽm và selen ít nhất 3 tháng trước khi thụ tinh.
Theo các chuyên gia thì các bậc cha mẹ tương lai có thể sử dụng các viên đa vitamin để cung cấp dưỡng chất cần thiết và tăng cường sức khỏe trước khi thực hiện thụ tinh mang thai khoảng 3 tháng.
Tham khảo thêm bài viết Chế độ ăn uống cho bà bầu
3. Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Trước khi mang thai các bạn cũng nên thực hiện khám xét nghiệm tổng quát để kiểm tra sức khỏe xem mình có đủ điều kiện để mang thai hay không. Các xét nghiệm có thể giúp các bác sĩ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn.
4. Liệt kê chi tiết tình trạng sức khỏe
Hãy thử nhớ lại xem trước đây các bạn có từng mắc phải những bệnh gì, ví dụ như sởi, quai bị hay rubella? Bạn đã từng chích ngừa những mũi nào?
Ngoài ra, cũng đừng quên liệt kê xem mình đã từng mắc những bệnh nào, ngay cả những bệnh lây qua đường tình mà bạn hay bạn tình mắc phải cũng không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, nếu bạn và người ấy đã từng trải qua cuộc phẫu thuật hoặc mắc bệnh mãn tính nào cũng hãy liệt kê ra hết nhé!

Các bạn cũng hãy thử hỏi thăm bố mẹ xem họ hoặc những người thân trong gia đình đã bị mắc những bệnh gì khi còn nhỏ và lịch sử bệnh án của mọi người ra sao. Ví dụ như có mắc bệnh di truyền gì không hoặc có ai sinh đôi chưa?
Đối với việc mang thai thì lịch sử bệnh phụ khoa của người mẹ cũng rất quan trọng. Khi đi khám, các bác sĩ sẽ hỏi bạn về việc hành kinh như thế nào, quan hệ tình dục ra sao và các xét nghiệm pap, ngừa thai, các lần có thai trước và việc sảy thai, phá thai (nếu có).
5. Tư vấn về gen di truyền
Một trong số những điều cần biết trước khi mang thai đó chính là tìm hiểu về gen di truyền. Hãy thử xem trong gia đình của bạn có những ai ai mắc các bệnh về rối loạn máu, xơ nang, rối loạn nhiễm sắc thể (như hội chứng Down) hoặc bị dị tật bẩm sinh không bởi đây là các bệnh rất dễ di truyền sang thế hệ sau.
6. Khám sức khỏe tiền thai sản
Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai là rất quan trọng. Do đó các bạn hãy trình bày dự định có con của mình để được các bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện. Cuộc kiểm tra này gồm các mục: đo huyết áp, nhịp tim, kiểm tra vú và xét nghiệm pap.
Hãy ghi chú lại huyết áp trước khi mang thai để có thể dễ dàng theo dõi được những thay đổi của huyết áp trong quá trình mang thai. Những ghi chép này giúp ích rất lớn trong việc tiên liệu khả năng mắc tiền sản giật ở phụ nữ có thai.
Ngoài ra các bạn cũng nên cho bác sĩ biết bạn đang áp dụng phương pháp ngừa thai nào. Nếu như tránh thai bằng bao cao su thì gần như không cần chuẩn bị gì trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu tránh thai bằng thuốc hoặc đặt vòng hay cấy thuốc thì phải ngưng các biện pháp này trước khi “thả” mang thai vài tháng.
7. Lên kế hoạch tài chính cho một “gia đình”
Một trong những khó khăn lớn nhất khi mang thai và sinh con đó là vấn đề tài chính bởi người mẹ gần như phải nghỉ làm để chăm con. Do đó, một phần thu nhập trong gia đình sẽ bị mất đi. Nếu như quyết định gửi con thì sẽ càng tốn kém chi phí hơn. Do đó, các cha mẹ nên lên một kế hoạch tài chính cụ thể để chuẩn bị trước khi mang bầu.
8. Sắp xếp công việc cho việc mang thai và nuôi con nhỏ
Với những bậc cha mẹ lần đầu chuẩn bị mang thai thì thường gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp công việc. Do đó các bạn cần tính toán và cân nhắc thật kỹ cũng như tìm hiểu về các chế độ nghỉ thai sản.
Theo quy định của luật Lao động thì nhân viên chính thức được nghỉ thai sản khi họ làm việc tại công ty được 12 tháng trở lên. Vì vậy, các bạn hãy xem kỹ việc mang thai sắp tới có ảnh hưởng gì tới công việc hay không. Rất nhiều cặp vợ chồng khi chuẩn bị mang thai lần đầu đều không chú ý nhiều tới vấn đề này.
9. Tạo dựng mối quan hệ
Nếu bạn đang tự hỏi cần chuẩn bị gì trước khi mang thai thì câu trả lời đó là hãy tạo dựng mối quan hệ giữa vợ và chồng bằng cách trao đổi và chia sẻ công việc, tình cảm với nhau nhiều hơn để có thể thấu hiểu, cảm thông cho nhau. Điều này giúp ích rất lớn cho người phụ nữ trong quá trình mang thai và nuôi con sau này.
10. Bảo hiểm y tế đã đủ chưa?
Chi phí mang thai và sinh nở khá tốn kém. Do đó hãy chắc chắn mình đã đóng bảo hiểm y tế đầy đủ để có thể giảm được gánh nặng tài chính.
Trên đây là những điều mà các bạn cần chuẩn bị trước khi mang bầu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn cảm thấy tự tin hơn khi bước vào giai đoạn quan trọng sắp tới.
Tham khảo thêm bài viết Cách nhận biết có thai
Trả lời