Xây dựng một chế độ ăn uống cho bà bầu hợp lý và khoa học là rất quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn quyết định cả sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn mang thai bà bầu cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh hơn.

1. Thực đơn cho bà bầu
Nội Dung Bài Viết
Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu cần phải đa dạng, phong phú và bổ dưỡng. Các bạn có thể kết hợp một số các món ăn sau vào thực đơn dành cho bà bầu:
– Cháo cá chép: Đây là một món ăn cực kỳ phổ biến, đã được rất nhiều bà bầu sử dụng bởi nó có thể vừa giúp an thai lại làm cho da dẻ của thai nhi sau sinh trở nên hồng hào hơn
– Cá chép kho riềng: Đây cũng là một món ăn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Món ăn này có vị ngọt của cá, thơm và cay đặc trưng của riềng. Món này kết hợp với cơm nóng dẻo đặc biệt ngon và dễ ăn
– Rau tiến vua xào mực: Rau tiến vua vừa giòn vừa ngọt kết hợp với mực tươi sẽ tạo nên một món ăn đầy bổ dưỡng dành cho các mẹ bầu
Với chuyên gia thì là như vậy, còn với những chị em đã từng trải qua giai đoạn bầu bí thì sao? Dưới đây chính là những món ăn mà các chị em chia sẻ để giúp các bạn có thể xây dựng được một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý:
– Cháo lươn: Đây là món ăn cực kỳ bổ dưỡng với cơ thể lại có tác dụng làm mát và tránh tình trạng chảy máu cam
– Cháo thập cẩm: Là một trong những đồ ăn tốt cho bà bầu nhất và cũng rất ngon miệng. Cháo có chứa nguồn dinh dưỡng phong phú. Cháo thập cẩm là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu như táo tàu, nho khô, hạt đào, hạt kê. Các mẹ bầu trong thời kỳ đầu nếu ăn loại cháo này sẽ rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi
– Cá nục kho riềng: Đây là một món ăn nổi tiếng của người miền Bắc. Món ăn vừa thơm ngon, đậm đà lại rất bổ dưỡng
– Canh chua cá hồi: Để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu các bạn nên thường xuyên thêm món này vào trong thực đơn. Món ăn có hương vị chua chua ngọt ngọt, rất đậm đà sẽ kích thích vị giác của mẹ bầu, giúp mẹ ăn ngon miệng hơn
2. Bà bầu cần ăn gì?
Để đảm bảo cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển của bé thì các chuyên gia khuyên nên bổ sung các thực phẩm cho bà bầu như sau:
– Các thực phẩm chứa chất bột như gạo, mì, ngô, khoai,…
– Các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, cua, tôm, đậu,…
– Thực phẩm chứa chất béo như: lạc, vừng, dầu, mỡ,…
– Thực phẩm chứa vitamin chất khoáng và chất xơ như: các loại rau có màu xanh và các loại hoa quả chín

Đặc biệt, các mẹ cần tránh xa các thực phẩm không tốt cho cả cơ thể mẹ lẫn bé như thực phẩm ôi thiu, chưa được nấu chín hay thực phẩm được nêm tẩm nhiều gia vị,…
Với các mẹ bầu có chế độ ăn kiêng cũng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể lượng vitamin và dưỡng chất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của bé như:
– Vitamin A, B, C, D, E, K: Cần bổ sung đủ lượng mỗi ngày thông qua các thực phẩm tự nhiên
– Canxi: Mỗi bà bầu cần bổ sung khoảng 1000mg canxi mỗi ngày. Có thể bổ sung thông qua sử dụng sữa, váng sữa, sữa chua hay trứng
– Acid folic: Đây là một chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Những thức ăn tốt cho bà bầu có chứa nhiều acid folic là gan động vật, súp lơ, đậu và các loại rau có màu xanh đậm
– Omega 3: Có rất nhiều trong mỡ cá, dầu oliu, dầu ăn,…
– Protein và chất đạm: Có trong cá, gà, thịt, trứng,…
– Sắt: Có nhiều trong gan lợn, gan gà, thịt bò, lòng đỏ trứng gà và các loại rau củ,…
– Kẽm: Để bổ sung kẽm các mẹ bầu nên ăn nhiều cá, hải sản, thịt, sữa
– I-ốt: Việc bổ sung i-ốt sẽ giúp cho não bé phát triển hoàn thiện hơn
– Nước: Mỗi ngày các mẹ bầu nên uống khoảng 8 ly nước lọc hoặc nước trái cây để ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai
3. Thực phẩm cần tránh
Trong khi xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu các bạn cần lưu ý tránh đưa những loại thực phẩm sau vào bởi chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ và bé như:
– Các loại thực phẩm ăn sống, có nhiều dầu mỡ
– Thức ăn đã để lâu ngày hoặc sữa chua chưa tiệt trùng
– Không nên ăn gỏi hay các thức ăn có chứa hàm lượng thủy ngân cao, ví dụ như cá kiếm, cá ngừ, cá mập
– Không sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích, caffein, nước ngọt,…
– Không hút thuốc lá hoặc ngửi khói thuốc lá
Tham khảo thêm bài viêt Bà bầu nên kiêng ăn gì
4. Chế độ dinh dưỡng và các triệu chứng bất thường
Trong quá trình mang thai các chị em thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu hay nôn nghén, thậm chí là mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, huyết áp cao hoặc thiếu máu, hụt i-ốt,… Đây là những triệu chứng rất bình thường mà phụ nữ trong thời kỳ này có thể mắc phải. Tuy nhiên, nếu các bạn xây dựng được một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý thì có thể kiểm soát được các triệu chứng trên.
Tham khảo thêm bài viết Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu để bảo vệ bà bầu tốt hơn
Trả lời