Trước khi trở thành cha mẹ, các bậc phụ huynh mang nhiều nỗi niềm vui sướng lẫn lo lắng. Chính vì thế, việc hiểu rõ các giai đoạn phát triển của trẻ sẽ rất hữu ích nếu bạn đang có ý định sinh em bé, để chăm sóc tốt nhất cho con yêu.

Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh bao gồm:
1. Giai đoạn 1 tháng tuổi
Nội Dung Bài Viết
Sau khi đã chào đời, ở giai đoạn 1 tháng tuổi con yêu bắt đầu quan sát các thứ xung quanh mình. Ánh mắt di chuyển xung quanh khi nhìn các vật và nhìn cha mẹ. Các ngón tay và chân của bé ở giai đoạn này cũng bắt đầu cử động một cách tự nhiên. Bé yêu sẽ biết ngẩng đầu ngay từ thời điểm 1 tháng tuổi.
2. Giai đoạn 2 tháng tuổi
Đây là thời điểm cha mẹ sẽ thấy con cười. Lúc này, việc nhận diện mọi thứ xung quanh trở nên dễ dàng và ánh mắt có phần lớn hoạt hơn thời điểm 1 tháng tuổi. Khi ấy, con cũng sẽ thường xuyên tạo ra những âm thanh vui tai, hoặc tự nuốt nước miếng trong miệng. Đây làm một trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh mà cha mẹ mong đợi. Nên chú ý đừng để trẻ đưa tay vào miệng.
3. Giai đoạn 3 tháng tuổi
Trẻ 3 tháng tuổi có thể đã biết lật. Bé yêu nhà bạn có thể nhanh chóng chụp lấy bất kì vật gì ngay trước mắt. Nếu được cha mẹ đỡ, bé có thể rất thích đỡ đứng hoặc ngồi. Vẫn nên trông không cho bé mút tay hoặc cắn tay. Khi đau đớn hoặc khó chịu trẻ sẽ khóc, ngoài ra không thể biểu thị gì hơn.
4. Giai đoạn 4 tháng tuổi
Đây là một trong các giai đoạn phát triển của trẻ được hiểu lộ rõ sự khác biệt. Trẻ có thể rất thích hóng chuyện, bi bô những lời nói mà đến cha mẹ cũng phải bật cười. Lúc này, bé yêu nhà bạn có thể kèm theo màn mút chân mới mẻ. Nên cẩn thận và trông chừng cho bé mút chân.
5. Giai thoại 5 tháng tuổi
Đây là lúc bé sẽ cố gắng “tự thân vận động”, tìm đến những thứ vật dụng mới mẻ xung quanh mình. Bé sẽ biết thổi bong bóng nước bọt, tìm cách để ngồi dậy. Lúc này bạn có thể yên tâm cho bé chơi cùng thú nhồi bông.
Cha mẹ sẽ vô cùng hạnh phúc khi được dõi theo bé yêu trong các mốc phát triển của trẻ
6. Giai đoạn 6 tháng tuổi
Trò chơi ú oà là một sở thích với những trẻ ở giai đoạn này. Bé có thể khám phá nhiều thứ hơn nữa, biết cách giơ tay chào, cười thân mật với những người quen. Tháng thứ 8, nhiều bé có thể ngồi vững chãi.
7. Giai đoạn 7 tháng tuổi
Bé sẽ nói nhiều hơn trước, cố gắng chơi nhiều và ngủ ít đi. Lúc này,động tác lắc lư người và kéo lê các thứ đồ chơi trở thành một sở thích vô cùng thú vị. Những vật dụng xung quanh có thể giúp bé bám chắc chắn và có những bước chập chững.
8. Giai đoạn 8 tháng tuổi
Bạn hãy yên tâm là ở giai đoạn phát triển này, bé nhà mình đã có khả năng cầm bình sữa để tự bú. Thức ăn được cho vào miệng một cách dễ dàng. Những vật dụng được cầm nắm bằng tay mà không sợ rớt.
Các khớp tay và chân của trẻ trở nên linh động hơn rất nhiều, việc cầm nắm cũng sẽ trở thành một việc yêu thích.
9. Giai đoạn 9 tháng tuổi
Cha mẹ có thể giúp bé phát âm những từ quen thuộc. Bé còn biết cách bắt chước, kèm theo nhiều hành động đáng kinh ngạc khác mà cha mẹ có thể không ngờ tới. Lúc này, nếu ai đó gọi tên mình, chắc chắn bé yêu sẽ có phản ứng. Điều này là vô cùng dễ hiểu, vì khi ấy não của bé đã có khả năng nhận biết.
Những hoạt động thường xuyên lặp lại như giờ ăn, giờ chơi, hoặc những người thường xuyên giao tiếp cùng với trẻ sẽ mang đến sự gần gũi.
10. Giai đoạn 10 tháng tuổi
Bé sẽ biết phản hồi lại bạn có hoặc không. Lúc này nếu thấy con yêu bỗng nhiên bật dậy và d09i được 1 vài bước thì cha mẹ phải thật vui mừng. Đây là một trong những giai đoạn phát triển của trẻ, các cơ xương khớp hoàn thiện và cứng cáp dần, giúp trẻ di chuyển.
Khoa học đã chứng minh, trẻ 10 tháng tuổi bắt đầu lưu trữ được những gì xảy ra trong trí não của mình. Tuy nhiên, trẻ chưa thành thục ngôn ngữ để biểu thị lại điều đó cho người lớn thấy.
11. Giai đoạn 11 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi
Trong quá trình phát triển của trẻ, cha mẹ luôn mong ngóng đến ngày con tròn một tuổi. Bé sẽ biết cách đưa cho bạn một đồ vật gì đó, biết uống nước bằng ly hoặc đọc tên đồ vật quen thuộc trong nhà.
Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng, các mốc phát triển của trẻ sẽ không hề thay đổi quá nhiều. Nếu theo dõi trẻ thường xuyên, so sánh ngày này qua ngày khác, bạn sẽ thấy bé yêu lớn hơn, với những hoạt động mỗi ngày một khác nhau.
Những sự hiểu biết của cha mẹ sẽ sẽ phần nào giúp việc nuôi dạy trẻ trở nên dễ dàng hơn trong tương lai. Đặc biệt, từng khoảnh khắc lớn lên của con có thể là điều đáng quý nhất đối với cha mẹ nếu được ghi nhận lại.
Tham khảo thêm bài viết: Mẹ sau sinh ăn gì cho nhiều sữavà bài viết:Mẹ ăn gì để mát sữa
Trả lời