Nếu trong giai đoạn thai kỳ người phụ nữ phải đối mặt với nhiều rủi ro thì giai đoạn sau sinh, ngoài niềm hạnh phúc được gặp con yêu của mình thì người mẹ cũng phải đối mặt với những biến chứng rất là nguy hiểm nếu không có có chế độ chăm sóc hợp lý. Bệnh hậu sản là một trong số đó. Vậy bệnh hậu sản là gì? Nguyên nhân từ đâu?
Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đi sâu vào nguyên nhân, dấu hiệu và các bệnh hậu sản thường gặp để các mẹ cùng phòng ngừa nhé.

Nguyên nhân bị hậu sản
Nội Dung Bài Viết
Những trường hợp mắc bệnh về sản khoa sau sinh 4 đến 6 tuần được gọi là hậu sản. Đây là giai đoạn nhạy cảm, người mẹ thường gặp phải vấn đề về tâm lý và cả sức khỏe. Tỷ lệ bà mẹ mắc bệnh hậu sản sau sinh ngày càng gia tăng, nó chiếm khoảng 20% trong tổng số phụ nữ sau sinh.
Được làm mẹ là một hạnh phúc to lớn của người phụ nữ, nhưng song song với nó là các vấn đề rủi ro trong sinh sản, tâm sinh lý người phụ nữ luôn ở trạng thái dễ căng thẳng.
Vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết khi bên cạnh người phụ nữ không có ai giúp đỡ cùng chăm sóc con cái hoặc gánh nặng vấn đề về tài chính kinh tế gia đình.
Biến động lớn sau sinh tác động rất lớn tới người phụ nữ cho nên người phụ nữ rất dễ mắc ngay phải hiện tượng hậu sản sau sinh, vậy nên gia đình và người thân cần quan tâm, chăm sóc đặc biệt để người phụ nữ mới sinh vững về tâm lý, khỏe về thể chất tập chung chăm sóc cho con được tốt nhất.
Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh

Mới sinh xong do mất sức và mất máu nên người phụ nữ sẽ thấy mệt mỏi, yếu đuối. Thêm vào đó trong giai đoạn thai kỳ người phụ nữ chỉ loanh quanh trong nhà, làm những việc vặt nên tâm lý rất nhạy cảm.
Nếu sau sinh, con còn thường quấy khóc, không khỏe mạnh, người mẹ bị thiếu sữa hoặc mất sữa thì càng hay bị tủi thân, buồn phiền, dễ tổn thương. Chỉ những hành động nhỏ của người khác, việc mà trước kia với người phụ nữ xem là không có gì thì nay sẽ khiến người phụ nữ suy nghĩ theo hướng tiêu cực ngay.
Những triệu chứng hậu sản thường gặp như:
– Tinh thần biến đổi, suy sụp, mọi biến đổi vui buồn trong cuộc sống đều không có tác động gì với người phụ nữ;
– Không có cảm giác ăn ngon miệng hoặc không thèm ăn, ăn theo kiểu gượng ép;
– Sau khi sinh 3 đến 4 tháng mà vẫn thấy kiệt sức, không muốn đụng vào việc gì;
– Tâm lý bất an, hay bực bội, lo lắng vô cớ thậm chí là khóc lóc;
– Không dám ở nhà một mình nhưng cũng ko muốn tiếp xúc gặp gỡ với người khác.
Nếu thấy người phụ nữ có những biểu hiện sau đây kéo dài trên 2 tuần mà không có cải thiện thì người nhà nên đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ.
Các bệnh hậu sản thường gặp
Băng huyết

Triệu chứng này rất dễ xảy ra và hay mắc phải sau khi sinh 24h. Đây là một trong các nguyên chính dẫn đến tử vong ở sản phụ.
Chảy máu ồ ạt và sổ rau là điển hình của căn bệnh này. Khi mất máu nhiều sản phụ bị choáng, mạch nhanh, tụt huyết áp, háo nước, cơ thể vã mồ hôi. Một số nguyên nhân như rách cơ quan sinh dục, đờ tử cung…mà sẽ có những triệu chứng khác kèm theo. Bác sĩ chuyên khoa cũng phụ thuộc vào nguyên nhân để có những can thiệp chính xác và hợp lý.
Một số nguyên nhân dễ dẫn đến chảy máu ồ ạt sau sinh:
- Do đẻ nhiều lần cơ tử cung bị giảm sự co bóp, có sẹo nơi tử cung hoặc tử cung dị dạng;
- Do thai to hoặc mang đa thai nên tử cung bị giãn mạnh;
- Do cơn chuyển dạ lâu hơn bình thường hoặc bị nhiễm khuẩn ối;
- Hiện tượng sót rau;
- Nhiễm độc thai kỳ;
- Từng nạo hút thai nhiều lần;
- Thai nhi bị dây rau ngắn và “tràng hoa cuốn cổ”
- Đẻ không đúng cách
Băng huyết sau sinh là một biến chứng rất nguy hiểm, nếu thấy có hiện tượng chảy máu nhiều sau sinh hoặc xuất hiện các triệu chứng trên thì cần đến ngay cơ sơ y tế gần nhất để kiểm tra.
Cơn đau thắt tử cung

Sau khi sinh trong tử cung vẫn còn máu hay chúng ta thường gọi là sản dịch nên tử cung sẽ có những cơn co bóp để đẩy phần dịch đó ra ngoài tạo ra các cơn đau tử cung. Những người sinh con đầu lòng tử cung vẫn có sự đàn hồi tốt nên sẽ ít đau hơn những người đã sinh một đến hai lần. Các lần sinh sau càng đau hơn các lần trước vì tử cung phải hoạt động hết công suất để đẩy máu cục ra ngoài.
Tùy theo cơ địa mà cơn đau tử cung dài ngày hay ít ngày, có những mẹ cơn đau đến 4-5 ngày, phải cần đến thuốc giảm đau hỗ trợ. Còn thông thường sau ngày thứ 3 cơn đau đã giảm rõ rệt rồi.
Nhiễm khuẩn hậu sản (nhiễm khuẩn sau sinh)

Nhiễm khuẩn này thường xảy ra ở đường sinh dục, khi mà thực hiện thủ thuật đưa thai nhi ra ngoài.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn là do nhiễm độc thai nghén, vỡ ối sớm, cơn chuyển dạ kéo dài, có tiền sử viêm âm đạo, cổ tử cung…
Triệu chứng hậu sản của nhiễm khuẩn sau sinh là cơ thể người mẹ sốt > 38º, chỗ bị viêm sưng tấy lên thậm chí có mủ, sản dịch có mùi tanh hôi, cơ thể mệt mỏi…Trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, người mẹ có thể sốt rất cao, huyết áp tụt, bị choáng…
Có rất nhiều thể nhiễm khuẩn hậu sản khác nhau như nhiễm khuẩn âm hộ, nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ, nhiễm khuẩn máu…Mỗi loại nhiễm khuẩn có một biểu hiện đặc trưng riêng, nhưng nếu sốt trong giai đoạn này thì cần lưu ý vì rất có thể đây là biểu hiện ban đầu của nhiễm khuẩn sau sinh.
Sản dịch

Là máu từ vùng niêm mạc tử cung đặc biệt là khu vực rau bám, ở đây các tế bào biểu mô bị thoái hóa bong ra ngoài gây ra hiện tượng chảy máu. Trong những ngày đầu sản dịch sẽ là màu đỏ thẫm, bắt đầu từ ngày thứ tư trở đi sản dịch chỉ là chất nhầy lần với ít máu nên nhìn lờ lờ, chúng ta hay gọi là lờ lờ máu cá.
Bình thường sản dịch không mùi, nếu bị nhiễm vi khuẩn như trực khuẩn, tự cầu…thì sẽ có mùi tanh, nếu ngửi thấy mùi hôi có nghĩa là sản dịch đã bị nhiễm khuẩn.
Trường hợp mổ đẻ thì lượng sản dịch sẽ ít hơn người đẻ thường. Nếu sản dịch kéo dài và màu đỏ thẫm cần báo bác sĩ kiểm tra lại xem có bị sót rau không. Theo lâm sàng, sau đẻ khoảng 3 tuần người phụ nữ có chảy máu âm đạo, đây được gọi là thấy kinh non do sự hồi phục của niêm mạc tử cung sớm.
Cách phòng ngừa bệnh hậu sản
Sau sinh, cơ thể rất mệt mỏi, lỗ chân lông mở vì thế việc phòng ngừa các hiện tượng hậu sản sau sinh là một việc không thể lơ là.
Đầu đầu tiên cần chú ý đến là sức khỏe của người phụ nữ sau sinh 2 đến 3 ngày đầu.
Theo dõi và kiểm tra lượng sản dịch thường xuyên
Tránh mặc quần chật, thay quần lót và vệ sinh sạch sẽ
Động viên, khích lệ tinh thần người phụ nữ chia sẻ cảm xúc lẫn công việc với người thân trong gia đình. Cần hỗ trợ với họ trong việc chăm con để tránh căng thẳng, như vậy sẽ hạn chế được khả năng bị bệnh trầm cảm sau sinh.
Bài viết trên đã nêu chi tiết về các bệnh hậu sản thường gặp, các biểu hiện hậu sản sau sinh và các dấu hiệu hậu sản dễ nhận biết nhất. Hãy luôn là người bạn đồng hành cùng chúng tôi để biết thêm nhiều điều bổ ích cho sức khỏe nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Tham khảo thêm bài viết: chế độ ăn uống cho bà bầu để chăm sóc mẹ mang thai tốt hơn tránh bị bệnh
Trả lời